Hội thảo GIS toàn quốc được tổ chức hàng năm bởi sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc nhằm giao lưu, chia sẻ những nghiên cứu của các thầy cô cùng sinh viên về những nghiên cứu ứng dụng GIS của mình.
Hội thảo cũng là dịp để những người làm việc trong ngành GIS thao khảo học hỏi lẫn nhau và cùng ngồi lại với nhau để hoạch định phương hướng phát triển ngành GIS cho Việt Nam nói chung và cho các trường đại học cao đẳng nói riêng.
Cùng hưởng ứng với hội thảo này GTO Software tham gia cùng với mong muốn cùng các thầy cô và các bạn sinh viên xây dựng và phổ cập GIS cho Việt nam nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho các ngành ứng dụng.
Dưới đây là một vài hình ảnh hoạt động và toàn bộ chương trình của hội thảo.
Kỷ yếu hội thảo Ứng Dụng GIS 2013
--------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2013
Tp. Hà Nội, 25 - 26/10/2013
NGÀY 25/10/2013
7:30 – 8:00 Đón tiếp đại biểu
8:00 – 8:45 Khai mạc hội thảo
MC: Lê Thị Giang
- Văn nghệ chào mừng
- Giới thiệu đại biểu, chương trình hội thảo
- Diễn văn khai mạc: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Phát biểu chào mừng từ Ban tổ chức Hội thảo
- Phát biểu chỉ đạo từ Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài nguyên &
Môi trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Ban tổ chức tặng quà lưu niệm cho các đơn vị tài trợ
8:45 – 9:45 Phiên toàn thể
Đồng Chủ trì: TS. Trần Quốc Vinh & PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi
Báo cáo viên
Cơ quan
Chủ đề
10:00 – 12:00 Tiểu ban A1 (Phát triển công nghệ GIS)
Đồng Chủ trì: TS. Nguyễn Duy Bình & PGS.TS. Hà Ngọc Hiến
Wuttiboon
Công ty TNHH ESRI Vietnam
Hệ thống thông tin địa lý trong không gian ba chiều phục vụ thiết kế và quy hoạch thành phố với ESRI City Engine
Kiều Duy Toàn
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hưng Phát
Hệ thống định vị dẫn đường V30 GNSS RTK của Hi-Target
Đặng Quang Vũ
Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin Địa lý eK
Giới thiệu phần mềm gServer và ứng dụng xây dựng cổng thông tin địa lý cho chính quyền địa phương
Oxotin Anatoly Leochevich Hoàng Dương Huấn
Trường Đại học Kỹ thuật Tổng hợp Quốc gia Irkutsk, Liên bang Nga
Kinh nghiệm sử dụng thiết bị bay nhẹ để chụp ảnh mỏ lộ thiên
Lê Văn Phận
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Xây dựng quy trình tự động hóa mô hình SWAT hỗ trợ cảnh báo lũ trực tuyến tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam
Nguyễn Phước Thành
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh An Giang
Công nghệ WebGIS trong quản lý tiến độ xuống giống và cảnh báo dịch hại trên lúa tỉnh An Giang
Đồng Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch & TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Trọng Đợi
Khoa Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn
Ứng dụng tư liệu viễn thám gần thời gian thực trong giám sát và dự báo năng suất lúa vụ Đông Xuân, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Huỳnh Thị Thu Hương
Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ
Theo dõi tiến độ xuống giống và cơ cấu mùa vụ phục vụ cảnh báo sớm dịch hại lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở ảnh viễn thám
Nguyễn Thị Huyền
Khoa Môi trường & Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ứng dụng viễn thám quang học và radar trong giám sát rừng ngập mặn khu vực tỉnh Cà Mau
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Ứng dụng phương pháp phân loại hướng đối tượng thành lập bản đồ sử dụng đất/lớp phủ huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Phạm Thị Thu Ngân
Phân viện Điều tra, Quy hoạch Rừng Nam Bộ
Ứng dụng phương pháp phân loại hướng đối tượng thành lập bản đồ thực phủ dựa trên ảnh SPOT 5
Võ Quốc Tuấn
Đánh giá phương pháp dựa trên đối tượng trong xây dựng bản đồ hệ sinh thái rừng ngập mặn so sánh với sản phẩm MOD44B của MODIS
Đồng Chủ trì: PGS.TS. Lê Xuân Cảnh & PGS.TS. Võ Quang Minh
Nguyễn Ngọc Đĩnh
Công ty TNHH Việt Nam- Đan Mạch VIDAGIS
Ứng dụng công nghệ GIS mã nguồn mở trong quản lý tài sản mạng lưới thoát nước trực tuyến
Nguyễn Đình Công
Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống tưới hạ lưu vực sông Mê Kông sử dụng công nghệ GIS
Võ Quang Minh
Quản lý dữ liệu rầy vào đèn phục vụ canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Lê Thị Tình
Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Nghiên cứu phần mềm nguồn mở GIS mô phỏng lưu vực sông Chảy
Phan Văn Tự
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính, Đại học Nông Lâm Tp. HCM
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất: trường hợp thí điểm tại tỉnh Trà Vinh
12:00 – 13:00 Ăn trưa
13:00 – 14:45 Tiểu ban B1 (Ứng dụng GIS mô hình hóa môi trường)
Đồng Chủ trì: TS. Ngô Thế Ân & TS. Trương Phước Minh
Nguyễn Ánh Hoàng
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Ứng dụng ArcGIS và Patch Analyst trong phân tích định lượng cấu trúc cảnh quan, trường hợp nghiên cứu huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Nguyễn Thị Tịnh Ấu
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ứng dụng mô hình SWAT và GIS đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đăk Bla
Đỗ Xuân Hồng
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lượng bồi lắng tại lưu vực sông Đăk Bla, Việt Nam
Lê Văn Thơ
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thành lập bản đồ chất lượng môi trường không khí huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn bằng công nghệ GIS
Trần Thị Việt Hà
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước tại tiểu lưu vực hồ Trị An thuộc hệ thống sông Đồng Nai
Đồng Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời & TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trần Anh Tuấn
Viện Địa chất và Địa Vật lý Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu một số tai biến ngoại sinh trên sườn dốc các khu vực miền núi Việt Nam
Nguyễn Quốc Phi
Trường Đại học Mỏ-Địa chất
Ứng dụng mô hình thống kê Bayes phân vùng nguy cơ tai biến địa chất: lấy ví dụ nghiên cứu nguy cơ trượt lở tự nhiên tại Quảng Ngãi
Vũ Minh Tuấn
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ứng dụng GIS và viễn thám dự báo khu vực trượt lở đất tại tỉnh Lâm Đồng
Khưu Minh Cảnh
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
Bước đầu ứng dụng GIS phân tích yếu tố giao thông tĩnh trong hoạt động chữa cháy tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Hoàng Tú
Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán AHP
15:00 – 16:45 Tiểu ban C1 (Ứng dụng GIS quản lý tài nguyên đất đai)
Đồng Chủ trì: PGS.TS. Võ Quang Minh & TS. Trịnh Hữu Liên
Nguyễn Thị Hà Mi
Đánh giá khả năng thích nghi của các mô hình canh tác ở 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre theo kịch bản biến đổi khí hậu
Trịnh Lê Hùng
Bộ môn Trắc địa – Bản đồ, Học viện Kỹ thuật Quân sự
Ứng dụng viễn thám nghiên cứu độ ẩm đất trên cơ sở chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật
Trương Thành Nam
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho giống chè Kim Tuyên tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trịnh Hữu Liên
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Ứng dụng GIS trong xây dựng vùng giá đất và giá trị đất đai phục vụ định giá hàng loạt
Phân vùng thích nghi cho giống lúa chịu mặn tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và viễn thám
Đồng Chủ trì: TS. Trương Phước Minh & TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đại học Tây Nguyên
Ứng dụng GIS và mô hình SWAT mô phỏng lưu lượng dòng chảy lưu vực sông Srepok, Việt Nam
Phan Kiều Diễm
Theo dõi biến động đường bờ khu vực ven biển huyện Ngọc Hiển từ 1995 đến 2010 sử dụng viễn thám và công nghệ GIS
Phạm Duy Tiễn
Trường Đại học An Giang
Sử dụng dữ liệu MODIS thành lập bản đồ trồng lúa và bản đồ đốt đồng (đốt rơm rạ) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trần Thị Thảo Trang
Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Đăk Bla sử dụng mô hình SWAT
Lê Thị Giang
Ứng dụng GIS đánh giá sự ảnh hưởng của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chủ trì: TS. Trần Quốc Vinh, PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi, PGS.TS. Võ Quang Minh
NGÀY 26/10/2013
- Chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo ngành GIS giữa các Trường - Viện - Công ty
- Thảo luận kế hoạch tổ chức Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2014
BAN TỔ CHỨC
PGS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
PGS.TS. NGUYỄN HAY (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM)
TS. TRẦN QUỐC VINH (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
PGS.TS. NGUYỄN KIM LỢI (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM)
TS. NGÔ THẾ ÂN (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
TS. NGUYỄN DUY BÌNH (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Và đại diện của các Trường, Viện nghiên cứu, đơn vị tài trợ:
Trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Cần Thơ, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, Đại học Tây Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Quốc Gia TP HCM, Đại học Kiến trúc TP HCM, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM, Đại học An Giang, Đại học Hùng Vương, Đại học Quảng Bình, Đại học Quy Nhơn, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tổng cục Quản lý Đất đai.
Công ty TNHH ESRI Vietnam, Công ty TNHH Việt Nam- Đan Mạch VIDAGIS, Công ty Cổ phần Phần mềm Địa lý (GTO-Software), Công ty Cổ phần Thiết bị Sài Gòn (SAIGON ISC), Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hưng Phát (HUNG PHAT INTRA., JSC), Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin Địa lý eK (eKGIS).
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận (Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội)
2. PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM)
3. TS. Trần Quốc Vinh (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
4. TS. Ngô Thế Ân (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
5. TS. Lê Thị Giang (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
6. TS. Hồ Đình Duẩn (Viện Vật lý TPHCM)
7. TS. Trương Phước Minh (Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng)
8. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội)
9. PGS.TS. Lê Văn Trung (Khu Công nghệ Phần mềm-Đại học Quốc Gia TPHCM)
10. PGS.TS. Trần Vĩnh Phước (Trường Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM)
11. PGS.TS. Võ Quang Minh (Trường Đại học Cần Thơ)
12. PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung (Trường Đại học Cần Thơ)
13. GS.TS. Trương Quang Hải (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội)
14. PGS.TS. Lê Xuân Cảnh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
15. PGS.TS. Hà Ngọc Hiến (Viện Công nghệ Môi trường)
16. TS. Lâm Đạo Nguyên (Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM)
17. TS. Lê Trung Chơn (Trường Đại học Bách Khoa TPHCM)
18. TS. Nguyễn Duy Bình (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
19. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
20. TS. Nguyễn Quang Minh (Trường Đại học Mỏ - Địa chất)
21. TS. Nguyễn Quang Tuấn (Trường Đại học Khoa học Huế)
22. ThS. Lê Phước Thành (Công ty TNHH Việt Nam- Đan Mạch VIDAGIS)
BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU
1. PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) - Trưởng ban
2. TS. Trần Quốc Vinh (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) - Đồng Trưởng ban
3. PGS.TS. Võ Quang Minh (Trường Đại học Cần Thơ)
4. TS. Lê Thị Giang (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
5. TS. Hồ Đình Duẩn (Viện Vật lý TPHCM)
6. TS. Nguyễn Quang Tuấn (Trường Đại học Khoa học Huế)
7. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội)
BAN THƯ KÝ
1. ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
2. ThS. Nguyễn Đức Lộc (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
3. ThS. Nguyễn Đức Thuận (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
4. ThS. Phan Thành Nội (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
5. ThS. Hoàng Thị Hương (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
6. ThS. Nguyễn Đình Trung (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Hội...
Hội thảo GIS toàn quốc được tổ chức hàng năm bởi sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc nhằm...
Với lượng khách hàng lớn trải khắp toàn Việt nam nên việc giới thiệu công nghệ tới các khách hàng là rất khó...
GIS can be a valuable tool for providing information...
Trying to get middle and high school students interested...
This 10 minute video describes how geographic information systems...